Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Thị trường đất nền rục rịch chuyển động

Theo ghi nhận, ngay từ giữa tháng giêng, giới đầu tư tại TP.HCM đã nhanh chóng gia nhập thị trường bất động sản, sản phẩm được tìm mua chủ yếu là đất nền và nhà phố liền kề thuộc các khu vực phía Đông, khu Nam và khu Tây Nam thành phố.
Tại một số địa bàn như quận 9, Nhà Bè, Bình Chánh, số giao dịch chốt được vào ngày đầu năm thậm chí còn nhỉnh hơn so với các ngày cận tết.

Hàng loạt dự án đất nền đang ghi nhận giao dịch khá tốt trước đó như SaiGon Village, Five Eco City ( Long An), Dreamland City (Đồng Nai), Green Town Bình Tân (Q.Bình Tân) cũng bắt đầu sôi động trở lại, lượng khách hàng đến tìm hiểu dự án, chốt nền, đặt cọc khá đông đúc với nhiều giao dịch được hẹn chốt trong các ngày đầu năm.
Theo anh Đỗ Mạnh Cường, giám đốc kinh doanh sàn Đất Vàng Bình Dương, hầu hết giao dịch ngày đầu năm chủ yếu là nhà đầu tư muốn chọn ngày tốt để khai xuân lấy may.
Năm nay, công ty anh tuy chọn ngày khai trương khá muộn nhưng vẫn cho nhân viên trực tư vấn xuyên suốt. Nhờ vậy mà ngay mùng 1 tết đã có một khách hàng gọi điện đến đặt chỗ nền đất lấy lộc.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Bứt phá trong năm 2016, BĐS Đồng Nai được kỳ vọng sẽ tiếp tục sôi động trong năm 2017

Nửa cuối năm 2014, khi thị trường BĐS TP.HCM xuất hiện dấu hiệu phục hồi, BĐS tại tỉnh Long An bắt đầu được chú ý đến, thì BĐS Đồng Nai vẫn còn bị lãng quên. Tuy nhiên, mọi việc bắt đầu thay đổi nhanh chóng khi có dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được đưa vào hoạt động trong tháng 2/2015.
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã đánh thức thị trường bất động sản Đồng Nai vốn "ngái ngủ" khi rút ngắn thời gian kết nối giữa các tỉnh thành trong khu vực Đông Nam Bộ. Ngay sau đó, thị trường địa ốc Đồng Nai tiếp tục được tiếp sức với dự án mở rộng quốc lộ 1A, đoạn từ tỉnh Đồng Nai kết nối với TP.HCM được hành thành.
Cũng năm 2015, thông tin xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được đưa ra và năm 2016, Quốc hội đã chính thức thông qua chủ trương đầu tư dự án. Chưa dừng lại đó, tháng 7/2016, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin được đầu tư xây dựng cầu Cát Lái nhằm kết nối quận 2 (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai.Cầu Cát Lái nối quận 2 (TP HCM) và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) sẽ rút ngắn hơn so với đi Quốc lộ 51 hơn 10 km.
Theo đánh giá của các chuyên gia, những dự án hạ tầng liên tục được triển khai là cú hích làm cho thị trường địa ốc tại Đồng Nai thật sự "tỉnh giấc" và đón nhận một làn sóng đầu tư tăng mạnh chưa từng có.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh này có khoảng 250 dự án bất động sản lớn nhỏ, trong đó có 15 dự án của nhà đầu tư nước ngoài có vốn đăng ký từ 10 triệu USD trở lên. Đáng chú ý, nhiều dự án khu đô thị lớn tại một số huyện "đắp chiếu" thời gian dài từ 2008 đến nay cũng đã rục rịch triển khai trở lại để đón đầu thời cơ BĐS bùng nổ.
Nhiều nhà đầu tư đang triển khai dự án rầm rộ, trong đó phân khúc đất nền, biệt thự sinh thái vẫn chiếm đa số do quỹ đất đầu tư của tỉnh còn rất lớn, nhất là những khu vực cách sân bay Long Thành trong bán kính 5-7 km.
Trong số này phải kể đến LDG với các dự án đã được triển khai gần 10 năm qua, như Khu Biệt thự Sinh thái Thác Giang Điền, Khu dân cư sinh thái dành cho chuyên gia Sakura, hay Khu dân cư thương mại dịch vụ The Viva... Các dự án này đều được đầu tư xây dựng theo mô hình khu dân cư sinh thái nhờ tận dụng được cảnh quan còn khá hoang sơ tại đây.
Theo thông tin chúng tôi được biết, LDG sẽ tiếp tục đầu tư phát triển quỹ đất lên tới150ha với các dự án Khu dân cư sinh thái như Premium Eco Village, Diamond Valley, EcoLife Village hay mở rộng Khu du lịch Suối Mơ giai đoạn 2 rộng 150ha. Song song đó, tại dự án The Viva, cũng trong năm 2017, trung tâm thương mại The ViVa Square cũng sẽ được chủ đầu tư phát triển, khởi công xây dựng.
Bên cạnh thị trường chiến lược hiện có, LDG sẽ tiếp tục phát triển quỹ đất xung quanh thị trường chiến lược hiện có, đồng thời phát triển thêm các thị trường mới ở những khu vực khác ngay hoặc lân cận TP. Biên Hòa, sân bay Long Thành, Bình Dương, Vũng Tàu... để đón đầu xu hướng phát triển lan tỏa từ trung tâm các thành phố lớn sang các khu vực vệ tinh.
Ngoài ra, trong năm 2016 nhiều chủ đầu tư như Kim Oanh với dự án RichLand City, EximRS phân phối dự án Khu đô thị Long Hưng của DonaCoop có diện tích hàng trăm ha đất... đang tiếp tục đầu tư mạnh vào Đồng Nai. Hay gần đây, Tập đoàn Thành Thành Công của gia đình ông Đặng Văn Thành đã mua 35% cổ phần của Tổng Công ty Tín Nghĩa - doanh nghiệp có quỹ đất lớn hàng đầu tại Đồng Nai.
Cạnh tranh không kém, khối ngoại như Tập đoàn Amata đang tiến hành hoàn tất hồ sơ quy hoạch để sớm triển khai 2 dự án bất động sản tại huyện Long Thành là dự án khu đô thị dịch vụ rộng 753 ha tại xã Tam An và dự án khu đô thị dịch vụ 122 ha tại xã An Phước và Tam An.
Dự án khu đô thị Waterfront với tổng vốn 750 triệu USD, quy mô gần 367ha tại xã Long Hưng (TP.Biên Hòa) cũng đang rục rịch triển khai. Nguồn vốn đầu tư là liên doanh giữa Singapore và Việt Nam. Dự án Hoa Sen Đại Phước ở cù lao Ông Cồn (xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch) được quy hoạch trên diện tích khoảng 200ha với tổng vốn đầu tư 400 triệu USD cũng đang được Tập đoàn VinaCapital và Công ty đầu tư phát triển xây dựng (DIC) tái khởi động...
Gần đây, nhiều dự án bất động sản tại TP.Biên Hòa, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Vĩnh Cửu (những xã giáp TP.Biên Hòa) đã sôi động trở lại. Giá các loại đất, nhà ở dự án tăng từ 10-20% tùy vào vị thế gần đường giao thông, cơ sở hạ tầng mới xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản tại Đồng Nai đều khẳng định, thị trường bất động sản trong tỉnh ở những khu vực sắp xây dựng đường, công trình giao thông lớn đất có tăng 10-20% là điều bình thường. Trước đây đường đi lại nhỏ hẹp, khó khăn, giờ có dự án làm đường, cầu và các công trình kết cấu hạ tầng khác thì đương nhiên giá sẽ tăng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế 2 năm nay đang khá dần lên, lãi suất vay ngân hàng khá ổn định và có chiều hướng giảm so với trước nên nhu cầu mua đất, nhà ở có tăng.
Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Đồng Nai, thị trường bất động sản khu vực Biên Hòa, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch và những khu vực ven TP.Biên Hòa từ nay đến năm 2017 tiếp tục tốt hơn.
Quốc Phi
Theo Trí thức trẻ
Xem thêm:

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Đất nền Tp.HCM sẽ là "điểm nóng" thị trường năm 2017

Năm 2017 thị trường BĐS phía Nam sẽ đón nhận nhiều dự án khu đô thị mới của nhiều đại gia địa ốc ở TP.HCM, Long An và Đồng Nai.


Nhìn chung, tâm lý người Việt Nam khi mua sắm nhà đất vẫn chuộng đất nền để tích lũy tài sản. Nên phân khúc đất nền vẫn duy trì được giao dịch tốt từ đầu năm 2016 đến nay. Nhu cầu vẫn tiếp tục tăng lên.
Theo ông Lê Tiến Vũ, Phó Tổng giám đốc công ty Địa ốc Cát Tường Đức Hoà, hiện nay, có 3 yếu tố thúc đẩy phân khúc đất nền tăng trưởng. Thứ nhất, đó là nhu cầu thực của khách hàng khi mua đất cất nhà an cư lâu dài. Thứ hai, các doanh nghiệp FDI đang đầu tư mạnh vào các KCN vùng ven, cần một lực lượng công nhân và chuyên gia lớn... điều này cũng phát sinh nhu cầu lớn về nhà ở. Thứ ba, tâm lý nhiều khách hàng muốn mua sở hữu đất nền, nhà phố hơn là chung cư.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM đánh giá, năm 2017 sẽ tiếp tục là năm “ăn nên làm ra” của phân khúc đất nền. Tuy nhiên, trong bối cảnh quỹ đất trung tâm khan hiếm, giá đất một số quận huyện trọng điểm phát triển đất nền ở TP.HCM như: quận 9, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè... đã tăng mạnh từ 20 -50% trong thời gian qua.
Do đó, nguồn cung phân khúc này sẽ phải dịch chuyển khu vực hoạt động, vượt ra khỏi ranh giới hành chính trong vùng đô thị TP.HCM để hướng về khu vực giáp ranh thành phố.
“Ở những khu vực đó, nhà đất có giá cả hợp lý, hạ tầng hoàn thiện, pháp lý rõ ràng, mang lại sự lựa chọn phù hợp hơn cho nhà đầu tư và người mua thực có nguồn vốn hạn chế”, ông Châu cho biết. Chẳng hạn Novaland phát triển 2 dự án khu đô thị ở phía Đông là Habor City rộng 60 ha với 1.300 căn biệt thự, Water Bay rộng hơn 30ha nằm trên đường Mai Chí Thọ (quận 2) sắp được tung ra thị trường.
Nhiều doanh nghiệp BĐS khác cũng đang lao vào phân khúc đất nền như Công ty Địa Ốc Kim Thịnh Phát tung ra khoảng 500 nền đất dự án Thịnh Phát Garden 1 và 2, Công ty GS E&C (Hàn Quốc) cũng sẽ triển khai 1 khu đô thị ở Phú Mỹ Hưng trong năm nay; Một số dự án khác của Kiến Á, Phú Long, Hưng Lộc Phát sắp được triển khai...
""Trong năm 2017 thị trường TP.HCM sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh khá gay gắt giữa các "ông lớn" như Khang Điền, Hưng Thịnh Land, Novaland và sắp tới là Him Lam Land với một dự án khu đô thị rộng hơn 150ha tại quận 9 và dự án đất nền Him Lam Đông Nam có 600 nền tại quận Thủ Đức. Song song đó, sau khi khá thành công với nhiều dự án đất nền tại Đồng Nai, công ty Kim Oanh sẽ tiếp tục lấn sân ở phân khúc này với một dự án đất nền có diện tích 93ha tại quận 9" Theo đánh giá của chuyên gia Phan Công Chánh.
Theo nhận định của ông Châu, từ năm 2020 - 2050, đồ án quy hoạch vùng TP.HCM sẽ bao gồm 8 tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang và TP. HCM là hạt nhân.
Với quy hoạch đó, những hạng mục hạ tầng giao thông quan trọng như các tuyến vành đai và đường xuyên tâm kết nối từ trung tâm thành phố tới các tuyến quốc lộ, cũng như những tuyến kết nối giữa các tỉnh, thành sẽ dần được hình thành.
Nếu xét theo quy luật hạ tầng phát triển đến đâu, BĐS đi theo đến đó, trong tương lai, nhà đất ở các tỉnh giáp ranh TP.HCM sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ