Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Cơn sốt đất tái diễn do "cò" thổi giá, "bám đuôi" dự án sân bay

Tại Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai), tình trạng sốt đất đang tái diễn sau khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư Dự án sân bay Long Thành và đồng ý bổ sung cầu Cát Lái, cầu Cần Giờ vào quy hoạch phát triển khu vực đến năm 2020. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu khiến đất đai tại đây "nóng" lên là do "cò" thổi giá, đầu cơ…
Trong những năm qua, việc hạ tầng phát triển như vũ bão đã giúp Đồng Nai và Tp.HCM như xích lại gần nhau hơn, thị trường bất động sản (BĐS) tại khu đông Tp.HCM và các huyện của Đồng Nai nằm giáp Tp.HCM cũng sốt hơn bao giờ hết. Nhiều chủ dự án căn hộ, đất nền hay khu đô thị lớn đua nhau chào đón khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng có nguy cơ mắc bẫy, tiền mất tật mang bởi việc giao dịch ở huyện Nhơn Trạch và Long Thành thời gian qua gần như bị "cò" thao túng, buôn bán theo kiểu "chợ trời".    
Hiện tại, phần lớn các dự án, khu đô thị trên là bãi đất trống, một số khu đô thị dù đã hình thành nhưng lại ở trong tình trạng "vườn không nhà trống".
"Cò" đất đang giới thiệu dự án ăn theo sân bay Long Thành
Theo như thông tin giới thiệu, dự án đất nền Airlink Town là dự án trọng điểm nằm trên tuyến đường huyết mạch DT 769, là trục chính vào sân bay Long Thành và kết nối Tp.HCM về thị trấn Long Thành. Nhận là nhân viên bán hàng dự án trên, khi gặp chúng tôi, Ngọ chỉ vào tấm bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện Long Thành và giới thiệu, sắp tới, mặt tiền đường DT 769 sẽ được mở rộng lên 60m kết nối với hạ tầng của khu vực sân bay. Ngọ nói: "Mấy chục lô mặt tiền (lô A) đã bán hết và chủ yếu dành cho cán bộ. Nếu anh mua thì chỉ còn lô D giai đoạn 2 của dự án hoặc những vị trí bên trong. 33 lô nền còn lại có giá từ trên 700 triệu đến trên 1 tỷ đồng/nền với diện tích từ 100m2-120m2".
Khi thấy chúng tôi lắc đầu, Ngọ tiếp tục: "Chỉ còn ít nền là đã hết rồi. Anh mua để đầu tư hay để ở? Nếu ở thì sau này hạ tầng xây xong cứ theo sơ đồ mà nhận đất. Còn nếu mua đầu tư thì giao cho em bán lại chắc chắn sẽ sinh lời nhanh". Theo ghi nhận, sau cái tên mỹ miều như một đô thị hiện đại thì dự án này nằm heo hút bên đất rẫy, những cánh rừng cao su của người dân.
Tương tự, tại xã An Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai, dự án Khu đô thị Thung Lũng X. ven Quốc lộ 51 có quy mô 45 ha từng gây sốt trên thị trường với hàng ngàn sản phẩm đất nền được chào bán trong thời gian ngắn. Dù đã được đầu tư hạ tầng, cây xanh, nhưng dự án vẫn không có bóng dáng một ngôi nhà nào.
Cũng có hoàn cảnh tương tự là Khu đô thị Tam A với quy mô hơn 37 ha nằm gần đó. Có quy mô 237 ha với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, dự án Khu đô thị Long Thọ - Phước An dù có hạ tầng kết nối khá hoàn chỉnh nhưng dân cư rất thưa thớt. Cách đó không xa, ở xã Phú Thạnh và Long Tân thuộc huyện Nhơn Trạch, dự án Khu đô thị Đông Sài Gòn có mức đầu tư lên đến 6 tỷ USD tham vọng sẽ biến vùng đất 942 ha thành khu đô thị với dân số lên đến 150.000 người, nhưng hiện tại, siêu đô thị này vẫn chỉ là vùng đất bạt ngàn.
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân, sau khi có thông tin triển khai dự án sân bay Long Thành, cơn sốt đất ăn theo dự án bắt đầu bùng phát. Tại đây, việc tách thửa phân lô, bán nền diễn ra ồ ạt đến mức UBND tỉnh Đồng Nai phải yêu cầu không được tách thửa. TS Nhân lý giải: "Việc các đơn vị phân lô bán nền trái phép sẽ dẫn đến việc xây dựng của người mua sau này cũng trái phép. Điều này dẫn đến hệ lụy rất lớn như: các tuyến đường trong khu dân cư không có vỉa hè, hạ tầng kỹ thuật không được kết nối đồng bộ, hệ thống thoát nước hay hệ thống điện, cáp viễn thông không đảm bảo gây gánh nặng cho nhà nước khi phải tốn kém đầu tư lại, đồng thời phá nát quy hoạch sau này".
Để giúp thị trường BĐS trên địa bàn thoát khỏi vòng xoáy ảo và tránh để "cò" đất làm xấu thị trường, ngày 20/4/2017, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định tạm ngưng giải quyết tách thửa đất trên địa bàn, chờ ban hành quy định mới. Trước đó, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cũng đã ra quyết định quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa trên địa bàn.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, ông Đặng Minh Đức cho biết, trên địa bàn thời gian qua, tình trạng tách thửa, phân lô bán nền diễn ra khá phổ biến, từ đất nông nghiệp, phi nông nghiệp chuyển thành đất ở. Người dân có quyền làm điều này khi nhà nước chưa có kế hoạch sử dụng đất khu vực đó. Các địa phương sẽ căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm, những khu vực đã phê duyệt khu dân cư tự cải tạo thì xem xét theo hạn mức cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Ông Đức cũng cho biết, những khu vực khác không nằm trong kế hoạch sử dụng đất, để đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch vùng, địa phương có quyền từ chối việc chuyển mục đích.
(Theo Tiền phong Online) 

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Cò đất, đầu nậu náo loạn thị trường đất nền TPHCM

Hoạt động của giới đầu nậu và cò đất bất chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến "sốt giá ảo" đất nền ở các quận ven TPHCM hiện nay và cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Thị trường TPHCM có hiện tượng "sốt giá ảo" trong phân khúc đất nền ở các quận ven và một số huyện.
Đánh giá tình hình cơn sốt giá đất nền tại các quận ven và huyện ngoại thành TPHCM, Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) mới đây đã nhận định, thị trường có hiện tượng "sốt giá ảo" trong phân khúc đất nền ở các quận ven và một số huyện như: Quận 9, quận 12, quận Thủ Đức, quận Bình Tân, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ.

Đối tượng "sốt giá ảo" bao gồm cả đất nền do hoạt động tách thửa, phân lô theo Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 15/10/2014; hoặc đất thổ vườn trong các khu dân cư nông thôn ở các quận ven và các huyện ngoại thành; thậm chí có cả trường hợp một số khu đất nông nghiệp cũng bị phân lô bán giấy tay trái pháp luật.

Khảo sát trên thị trường cho thấy, trong vòng một năm qua, giá đất nền đã tăng trên dưới 30%, cá biệt có khu vực giá tăng đến trên dưới 70%.

Ví dụ như, đất nền tại một số khu vực phân lô ở quận 9, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh đã lên đến trên dưới 20 triệu đồng/m2; giá đất nền tại thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hòa (huyện Cần Giờ) có vị trí đã lên đến 10-12 triệu đồng/m2; giá đất nông nghiệp một số khu vực tại huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi đã tăng đến trên dưới 50% trong 04 tháng đầu năm 2017, trong đó đất nền mặt tiền quốc lộ 22 cũng đã lên đến trên dưới 20 triệu đồng/m2;

Theo HOREA, giới đầu nậu và cò đất là bên thủ lợi trong cơn "sốt giá ảo" đất nền hiện nay. Cơn "sốt giá ảo" đất nền này rất nguy hiểm, đã và đang tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản, làm méo mó thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đe dọa sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản, cần phải có các giải pháp hạ nhiệt kịp thời, hiệu quả, không để xảy ra vỡ "bong bóng" gây thiệt hại dây chuyền trên thị trường bất động sản, và để bảo vệ người tiêu dùng.

HOREA cho rằng, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến cơn sốt giá đất nền ở các quận ven và huyện ngoại thành.

Thứ nhất, là do sự phát triển rất mạnh hệ thống hạ tầng đô thị, trước hết là hệ thống hạ tầng giao thông của thành phố (các tuyến metro, các tuyến đường cao tốc, các tuyến đường vành đai, các tuyến đường kết nối, thông tin về các dự án cầu Cát Lái, cầu Bình Khánh, cầu Phước Khánh...) đã có tác động kích thích làm tăng mặt bằng giá bất động sản, đặc biệt là ở khu Đông, khu Nam, khu Tây của thành phố, đã bị giới đầu nậu và cò đất lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất nền ở các khu vực này.

Thứ hai, là do cò đất thổi giá. Do chưa có định hướng dư luận kịp thời để xử lý hiệu quả những tin đồn không chính thống, truyền miệng như tin đồn về khả năng chuyển huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn thành quận; hoặc hình thành mô hình thành phố trong thành phố ở phía Đông, phía Tây, phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, đã bị giới đầu nậu và cò đất lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất nền ở các khu vực này.

Nguyên nhân thứ ba nằm ở việc 1 số một số tập đoàn lớn công bố thông tin đề xuất các dự án rất lớn mà nếu được thực hiện sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo thành phố Hồ Chí Minh, nhất là khu vực các huyện ngoại thành, ví dụ: Tập đoàn Vingroup đã được giao đầu tư dự án Công viên động vật bán hoang dã Safari quy mô 400 ha tại Củ Chi, dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ quy mô mở rộng đến 2.000 ha.

Đặc biệt, Tập đoàn Tuần Châu đã đề xuất đầu tư dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn dài khoảng 60 km với quy mô 4-6 làn xe nối Bến Súc huyện Củ Chi qua huyện Hóc Môn, quận 12, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh về quận 1. Và một loạt các dự án lớn khác như Dự án thành phố mới tại huyện Củ Chi với quy mô trên 15.000 ha, dự án thành phố ven biển (Marina City) quy mô khoảng 1.000 ha tại huyện Cần Giờ... đã bị giới đầu nậu và cò đất lợi dụng thổi giá, đẩy giá đất nền ở các khu vực này;

Nguyên nhân thứ tư là do quá trình thực hiện Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 15/10/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định về diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa đối với đất ở tại nông thôn và đô thị trên địa bàn thành phố, nhưng đã bị giới đầu nậu, cò đất lợi dụng để thực hiện tách thửa, phân lô đất nền tràn lan tại một số quận ven và huyện ngoại thành và thổi giá, đẩy giá đất nền ở các khu vực này.

Cuối cùng giới đầu nậu và cò đất làm giá, thổi giá đất nền tại các quận ven và huyện ngoại thành, với thủ đoạn tung hỏa mù, thực thực hư hư, lợi dụng các thành quả phát triển hạ tầng giao thông của thành phố, các thông tin chính thống, tung tin thất thiệt, kể cả lợi dụng các tin đồn để kích giá, thổi giá, đẩy giá, tạo sóng lướt sóng để thủ lợi tối đa trong phân khúc thị trường đất nền ở các quận ven và các huyện ngoại thành.Bên cạnh đó, tình trạng, nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp lướt sóng "theo tâm lý đám đông" có thể bị sập bẫy, bị thiệt hại nặng khi thị trường hạ nhiệt.

"Hoạt động của giới đầu nậu và cò đất bất chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến "sốt giá ảo" đất nền hiện nay cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời", báo cáo của HoREA nhấn mạnh.

Phương Dung (Dân Trí)

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Đồng Nai siết chặt hồ sơ tách thửa đất

Từ ngày 20-4-2017, UBND tỉnh có quyết định tạm ngưng giải quyết hồ sơ tách thửa đất trên địa bàn, chờ ban hành quy định mới nhằm hạn chế tách thửa đất, sang nhượng tràn lan khó quản lý trong xây dựng.

Một khu vực thuộc phường Bửu Long (TP.Biên Hòa) được tách thửa, phân lô bán nền.

Trước đó, cuối tháng 4-2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định 25/2016/QĐ-UBND, quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đất trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, tách dưới 9 thửa đất không phải làm dự án, còn trên 9 thửa buộc phải làm dự án (trước đó tách dưới 25 thửa không phải làm dự án). Dù đã siết lại nhưng những khu vực đông dân nhập cư vẫn xảy ra tình trạng tách thửa, phân lô bán nền ào ạt.

* Vẫn nhộn nhịp tách thửa đất nền

Quyết định 25 của tỉnh ban hành đã siết chặt thêm việc tách thửa đất và buộc khi tách thửa phải lên thổ cư với diện tích tối thiểu tùy theo từng khu vực, song nhiều cá nhân vẫn “lách” bằng cách xin tách thửa đất thành nhiều đợt.

Sau nhiều đợt tách thửa là phân lô bán nền ồ ạt, phía các địa phương quản lý không chặt dễ xảy ra xây dựng trái phép, hình thành các khu dân cư tự phát, phá vỡ quy hoạch.

Ông Nguyễn Tấn Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành, cho biết: “Thời gian qua, tình trạng tách thửa, phân lô bán nền tại huyện Long Thành xảy ra khá nhiều. Nhiều khu chỉ san ủi làm đường qua loa rồi sang nhượng, người dân mua đất làm nhà hình thành các khu dân cư, thiếu hạ tầng điện, nước lại yêu cầu huyện phải làm”.

Việc này gây khó khăn cho huyện và phá vỡ quy hoạch các khu dân cư nên huyện Long Thành đề nghị tỉnh sớm có biện pháp quản lý chặt hơn để tránh tiếp tục xảy ra tình trạng trên. Những người dân mua đất tách thửa, phân lô bán nền phần đông là công nhân, lao động có thu nhập thấp. Khu vực diễn ra tình trạng tách thửa nhiều là TP.Biên Hòa, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom...

Ông Huỳnh Văn Tuấn, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Đồng Nai chi nhánh Biên Hòa, cho hay: “Tình trạng ào ạt tách thửa, phân lô bán nền chủ yếu xảy ra ở những khu vực đông dân nhập cư có nhu cầu về nhà ở nhiều. Luật Đất đai không cấm tách thửa nên muốn hạn chế chỉ cần các phường, xã quản lý chặt việc xây dựng nhà ở. Nếu không đáp ứng đủ các điều kiện về hạ tầng, địa phương kiên quyết không cho xây dựng sẽ hạn chế được việc hình thành những khu dân cư tự phát”.

Thực tế, lâu nay ở nhiều phường, xã chính quyền còn “du di” trong quản lý xây dựng dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép xảy ra tràn lan. Thời điểm tỉnh chưa tạm ngưng giải quyết hồ sơ tách thửa, có những tháng văn phòng đăng ký đất đai các huyện, TX.Long Khánh, TP.Biên Hòa nhận đến cả chục ngàn hồ sơ xin tách thửa.

* Giảm khu dân cư tự phát

Hiện nay, Sở Tài nguyên - môi trường đang lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương để hoàn thành dự thảo về tách thửa đất và trình UBND tỉnh phê duyệt. Dự kiến đến cuối tháng 5-2017, quyết định mới về tách thửa đất của Đồng Nai sẽ ban hành. Tuy nhiên, các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đang loay hoay với lượng hồ sơ xin tách thửa đã nhận trước đó sẽ giải quyết như thế nào?

Ông Hoàng Văn Dung, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Đồng Nai, cho biết: “Cả tỉnh có khoảng 5 ngàn hồ sơ xin tách thửa nhận trước ngày có quy định tạm ngưng giải quyết hồ sơ tách thửa. Với những hồ sơ này, văn phòng kiến nghị tỉnh tiếp tục giải quyết”.

Cũng theo ông Dung, dự thảo đang lấy ý kiến các sở, ngành rà lại những kẽ hở để siết chặt hơn. Tới đây, quyết định mới về tách thửa ban hành sẽ quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý.

Theo ý kiến của các huyện, thị, thành, văn phòng đăng ký đất đai các địa phương trực thuộc tỉnh nên quá trình tách thửa ít nắm được thông tin. Do đó, dù quyết định của tỉnh có hạn chế việc tách thửa cũng không giảm được việc tách thửa ào ạt rồi phân lô bán nền tràn lan gây khó khăn trong quản lý về xây dựng.

“Huyện đề xuất tỉnh, dù chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai không còn trực thuộc phòng tài nguyên - môi trường, nhưng cũng cần có quy chế phối hợp cung cấp thông tin thường xuyên về việc tách thửa để biết và quản lý chặt hơn. Như vậy sẽ tránh được việc sau khi tách thửa sẽ phân lô bán nền rầm rộ, gây khó trong quản lý xây dựng trái phép” - Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom Vũ Thị Minh Châu nói.

Hương Giang (BaoDongNai)

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Bong bóng bất động sản tại Sài Gòn đang được bơm căng?

Giá đất nền ở vùng ven TP.HCM đang tăng lên chóng mặt. Người có đất khấp khởi mừng nhưng cũng không ít ý kiến lo lắng chu kỳ "sốt ảo" của 10 năm trước đang trở lại.
Hiện giá đất ở các khu vực vùng ven TP.HCM đã được đẩy lên đạt đỉnh của năm 2007 (thời kỳ sốt đất ảo).

Giá đất tiệm cận thời kỳ bùng nổ 2007

Tại các khu vực tâm điểm như quận Thủ Đức, quận 9, quận Bình Tân, quận 12, huyện Bình Chánh, Nhà Bè… giá đất chào bán tăng trung bình 20%-40% so với năm trước.
Cụ thể, giá đất huyện Nhà Bè đã tăng lên khoảng 25 triệu đồng/m2, gần bằng thời đỉnh cao năm 2007. Tại khu vực này, giá tăng song hạ tầng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng tăng giá trên thị trường.
Giá đất nền đang có dấu hiệu tăng ảo khiến nguy cơ bóng bóng bất động sản quay trở lại. Ảnh minh họa: Lê Quân.
Tại phía Đông, giá đất nền khu vực Thủ Đức, quận 9 và quận 2 tăng mạnh nhất và đã đạt mức đỉnh điểm thời kỳ sốt ảo 10 năm trước.
Điểm nóng nhất được mọi người nhắc đến là đường Lò Lu, nằm xa khu trung tâm quận 9 nhưng lại gần dự án của “ông lớn” sắp triển khai nên giá tăng chóng mặt.
Cách đây một năm, giá đất ở đây chỉ 12-15 triệu đồng/m2 thì nay lên gần 40 triệu đồng/m2. Gần trung tâm hơn, tuyến đường Lê Văn Việt ghi nhận mức tăng tới 65%. Giá đất từ bình quân 45 triệu đồng/m2 đầu năm giờ đây đã lên 65 triệu đồng/m2.
Theo CBRE, việc đất nên tăng giá chóng mặt là do trong năm 2017, một số dự án hạ tầng đã được hoàn thành giúp tăng cường khả năng kết nối giữa các vùng của thành phố. Đơn vị này khẳng định đất nền TP.HCM đang trong giai đoạn sốt nóng đỉnh điểm.
Một số đơn vị nghiên cứu khác cũng cho rằng nhiều khả năng trong năm 2017, giá đất vùng ven thành phố tiếp tục là điểm nóng với những đợt sóng tăng giá mới mạnh hơn. Đáng chú ý là thị trường mới phục hồi được 3 năm mà giá đất đã quay trở lại mức tại thời kỳ bùng nổ cách đây 10 năm, là điều khó hiểu.
Giám đốc một sàn giao dịch ở quận 7, cho biết: “Trước đây, người ta kỳ vọng vào đất quận 2, quận 7, những nơi có hạ tầng kết nối tốt với trung tâm. Hiện nay, cơn sốt đột ngột kéo dài ra vùng ven Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi… là điều không bình thường. Giá đất ở một số khu vực đã bị đẩy lên quá cao, vượt giá trị thật của người mua ở”.
Thực trạng giá đất TP.HCM tăng chóng mặt khiến các nhà đầu tư dù có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực địa ốc cũng phải dè chừng.
Anh Phạm Cao Cường, một nhà đầu tư thứ cấp ở quận 9, cho rằng: “Sau một thời gian săn đất kiếm lời, đến nay tôi nghĩ cần phải bình tĩnh hơn. Thị trường bắt đầu tăng chóng mặt và có thể nổ bong bóng, khi hầu hết khách hàng mua đất nền chủ yếu bán lại để kiếm lời, ít ai thật sự ở những vùng xa xôi như vậy”.

Giá đất thực bằng 1/3 giá thị trường

Trong báo cáo gửi Thủ tướng về thị trường BĐS đầu năm 2017, Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) đã nhấn mạnh thị trường BĐS đang trong giai đoạn sụt giảm rõ nét. Tuy nhiên ở phân khúc đất nền có diễn biến bất hợp lý, và có dấu hiệu của sốt ảo về giá.
Báo cáo của HoREA nêu rõ, sau thời gian bị khủng hoảng đóng băng, thị trường bất động sản đã phục hồi và tăng trưởng trở lại từ cuối năm 2013 đến nay. Năm 2015, thị trường đạt mức tăng trưởng rất cao, nhưng năm 2016 có dấu hiệu chững lại.
Qúy I năm nay, thị trường có dấu hiệu trầm lắng, sự sụt giảm thể hiện rõ nét ở phân khúc cao cấp, hạng sang, với tỷ lệ giao dịch thành công giảm 1/3 so với quý I/2016.
Theo đánh giá của HoREA, nhìn toàn cục thị trường vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro, như có tình trạng lệch pha cung - cầu, chủ yếu lệch về phân khúc cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng.
Đặc biệt, HoREA cho biết thị trường còn có hiện tượng "sốt giá ảo" trong phân khúc đất nền ở các huyện và quận ven như: quận 9, Thủ Đức, Bình Tân, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi... sau khi các khu vực này có thông tin sẽ lên quận, hoặc có dự án hạ tầng đầu tư.
Theo chuyên gia Phan Công Chánh, tất cả nhà đầu tư chuyên nghiệp, dân môi giới từng trải qua thời kỳ sốt đất đỉnh điểm năm 2007 đều biết chiêu bơm, thổi đẩy giá làm khan hiếm hàng, khiến người mua tin rằng sốt đất thật. Trên thực tế, thị trường các khu vực như Thủ Đức, quận 9, Nhà Bè… đang bị làm giá, vì giá trị thực chỉ bằng 1/3 giá thị trường.
Thực tế, không ít trường hợp sau một thời gian bị lỗ vì “đóng băng” nay tranh thủ hét giá. Cũng có trường hợp “tâng” giá lên nhưng không có hàng bán ra, khiến các nhà đầu tư bị cảm giác “khát” hàng.
“Lúc đầu họ giới thiệu là 10 triệu đồng/m2, nhưng sau một tuần họ bắt đầu cho nhảy giá lên 5 - 10% và thông báo đất đã bán gần hết. Thậm chí, họ dàn cảnh giao dịch trước mặt khách để thổi giá, tạo cho khách hàng tin, đất nền đang sốt, nếu không mua ngay sẽ không còn, hoặc đang tăng giá mạnh. Thực ra, thị trường đang bị làm giá”, ông Chánh nói thêm.
Bên cạnh đó, động thái các chủ đầu tư lớn gom đất để phát triển những siêu dự án đang khiến cho một lượng lớn nhà đầu cơ chạy theo ôm đất khu vực xung quanh để ăn theo, đã khiến giá đất nền các khu vực đó tăng chóng mặt.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cảnh báo: “Nếu không có biện pháp ngăn chặn hiện tượng này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Cái lợi chỉ có giới đầu tư hưởng, nhưng cái hại thì người dân, ngân hàng và cả thị trường gánh. Lấy ví dụ năm 2007, khi thị trường bị thổi lên cao rồi bong bóng vỡ, ngân hàng điêu đứng, nhà đầu cơ phá sản, khách hàng nhận ra mình mua đất với giá ngất ngưởng”.
Bình Nguyên

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

Giá đất khu Tây hấp dẫn người mua

Thời gian qua, khi người mua nhà lẫn giới đầu tư chỉ hướng về khu Đông và khu Nam TP.HCM với hàng loạt dự án đình đám thì khu Tây lại “âm thầm” thu hút người mua nhà bằng giá bán được cho là có giá trị thực.

Xu hướng nghiêng về phía Tây không dừng lại ở những cơn sóng ngầm của một vài doanh nghiệp mà đã trở thành cuộc đua rầm rộ khi Nam Tiến, Hưng Thịnh Corp, Hoàng Anh Sài Gòn, Khang Điền… hăng hái nhập cuộc.

Tiềm năng từ “vùng đất mới”

Mới đây nhất, dự án Hưng Thịnh Corp dã chính thức giới thiệu căn hộ mẫu Moonlight Boulevard có giá bán từ 1,1 tỉ đồng/căn (chưa gồm VAT). Sở hữu vị trí vàng tại khu Tên Lửa, Moonlight Boulevard sẽ là giải pháp an cư và đầu tư hiệu quả cho tất cả các khách hàng, đặc biệt là người dân miền Tây có nhu cầu mua nhà tại Sài Gòn để sinh sống học tập và làm việc. 

Hay như khu căn hộ Summer Square do Gotec Land phát triển (Danh Khôi Á Châu là đơn vị phân phối độc quyền) hiện đang được nhà thầu An Phong đảm bảo tiến độ xây dựng khá tốt cũng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều khách hàng. Căn hộ dự án này có giá bán từ 1,2 tỉ đồng/căn.

Đến nay, hầu hết công trình hạ tầng đối nội và đối ngoại tại đây đều đã hoàn thiện, điển hình như đại lộ Võ Văn Kiệt nối từ các quận phía Tây sang Đông thành phố hay đường Kinh Dương Vương vừa hoàn thành đề án nâng cấp. Về mặt kết nối liên vùng, cao tốc TP.HCM - Trung Lương cũng giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Theo các chuyên gia, khu Tây mang nhiều triển vọng bởi vai trò là cửa ngõ lưu thông giữa TP.HCM đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Khách hàng chen chân xem giới thiệu nhà mẫu tại dự án Moonlight Boulevard


Ăn theo hạ tầng, giá nhà đất rục rịch tăng

Có hạ tầng hoàn thiện nhưng vì là “vùng đất mới” nên giá bất động sản tại khu vực phía Tây vẫn còn khá “mềm” so với khu Đông hay Nam TP.HCM.

Chẳng hạn ở khu Đông, giá đất An Phú - An Khánh hiện ở mức 65-150 triệu đồng/m2; tại Thạnh Mỹ Lợi 25-70 triệu đồng/m2, tại KĐT Thủ Thiêm đạt mức giá "khủng" 100-150 triệu đồng/m2. Riêng tại KĐT Cát Lái hiện cũng đã tăng lên 20-32 triệu/m2. Khảo sát tại Thủ Đức, quận 9, giá đất nền khoảng 15-32 triệu đồng/m2, giá căn hộ khoảng 18-30 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, ở khu Tây, giá đất trên đường Nguyễn Hữu Tiến hiện ở mức 35-37 triệu đồng, có một số vị trí mặt tiền đẹp cũng chỉ tiệm cận ngưỡng 40 triệu đồng/m2. Đường Lê Trọng Tấn kết nối với Nguyễn Thị Tú xấp xỉ 20 triệu đồng/m2. Đường Hồ Văn Long, đất hẻm chào bán khoảng 19-20 triệu đồng/m2.

Ngay cả với các dự án thương mại có vị trí đắc địa như Moonlight Boulevard, Summer Square... giá trung bình chỉ từ 23 triệu đồng/m2, rẻ hơn khoảng 4-6 triệu đồng/m2 so với một số dự án cùng loại ở quận 9, quận Thủ Đức.

Ông Trần Tựu, Phó Tổng Giám đốc Đầu tư Hưng Thịnh Corp, cho biết: “Các tiện ích hiện đại ở khu Tây đã và đang được đầu tư hoàn chỉnh, áp lực dân số chưa cao, giá bán còn khá thấp so với khu Nam và Đông là những yếu tố giúp bất động sản khu Tây dần trở thành tâm điểm thu hút nhà đầu tư cũng như người dân có nhu cầu về nhà ở.

Ngoài ra, việc nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng vào khu vực phía Tây Sài Gòn để đón đầu cơ hội khi hệ thống cơ sở hạ tầng của khu vực được nâng cao và hoàn thiện sẽ khiến giá trị bất động sản ở đây tăng giá từng ngày”.

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Thị trường đất nền rục rịch chuyển động

Theo ghi nhận, ngay từ giữa tháng giêng, giới đầu tư tại TP.HCM đã nhanh chóng gia nhập thị trường bất động sản, sản phẩm được tìm mua chủ yếu là đất nền và nhà phố liền kề thuộc các khu vực phía Đông, khu Nam và khu Tây Nam thành phố.
Tại một số địa bàn như quận 9, Nhà Bè, Bình Chánh, số giao dịch chốt được vào ngày đầu năm thậm chí còn nhỉnh hơn so với các ngày cận tết.

Hàng loạt dự án đất nền đang ghi nhận giao dịch khá tốt trước đó như SaiGon Village, Five Eco City ( Long An), Dreamland City (Đồng Nai), Green Town Bình Tân (Q.Bình Tân) cũng bắt đầu sôi động trở lại, lượng khách hàng đến tìm hiểu dự án, chốt nền, đặt cọc khá đông đúc với nhiều giao dịch được hẹn chốt trong các ngày đầu năm.
Theo anh Đỗ Mạnh Cường, giám đốc kinh doanh sàn Đất Vàng Bình Dương, hầu hết giao dịch ngày đầu năm chủ yếu là nhà đầu tư muốn chọn ngày tốt để khai xuân lấy may.
Năm nay, công ty anh tuy chọn ngày khai trương khá muộn nhưng vẫn cho nhân viên trực tư vấn xuyên suốt. Nhờ vậy mà ngay mùng 1 tết đã có một khách hàng gọi điện đến đặt chỗ nền đất lấy lộc.

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Bứt phá trong năm 2016, BĐS Đồng Nai được kỳ vọng sẽ tiếp tục sôi động trong năm 2017

Nửa cuối năm 2014, khi thị trường BĐS TP.HCM xuất hiện dấu hiệu phục hồi, BĐS tại tỉnh Long An bắt đầu được chú ý đến, thì BĐS Đồng Nai vẫn còn bị lãng quên. Tuy nhiên, mọi việc bắt đầu thay đổi nhanh chóng khi có dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được đưa vào hoạt động trong tháng 2/2015.
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã đánh thức thị trường bất động sản Đồng Nai vốn "ngái ngủ" khi rút ngắn thời gian kết nối giữa các tỉnh thành trong khu vực Đông Nam Bộ. Ngay sau đó, thị trường địa ốc Đồng Nai tiếp tục được tiếp sức với dự án mở rộng quốc lộ 1A, đoạn từ tỉnh Đồng Nai kết nối với TP.HCM được hành thành.
Cũng năm 2015, thông tin xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được đưa ra và năm 2016, Quốc hội đã chính thức thông qua chủ trương đầu tư dự án. Chưa dừng lại đó, tháng 7/2016, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin được đầu tư xây dựng cầu Cát Lái nhằm kết nối quận 2 (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai.Cầu Cát Lái nối quận 2 (TP HCM) và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) sẽ rút ngắn hơn so với đi Quốc lộ 51 hơn 10 km.
Theo đánh giá của các chuyên gia, những dự án hạ tầng liên tục được triển khai là cú hích làm cho thị trường địa ốc tại Đồng Nai thật sự "tỉnh giấc" và đón nhận một làn sóng đầu tư tăng mạnh chưa từng có.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh này có khoảng 250 dự án bất động sản lớn nhỏ, trong đó có 15 dự án của nhà đầu tư nước ngoài có vốn đăng ký từ 10 triệu USD trở lên. Đáng chú ý, nhiều dự án khu đô thị lớn tại một số huyện "đắp chiếu" thời gian dài từ 2008 đến nay cũng đã rục rịch triển khai trở lại để đón đầu thời cơ BĐS bùng nổ.
Nhiều nhà đầu tư đang triển khai dự án rầm rộ, trong đó phân khúc đất nền, biệt thự sinh thái vẫn chiếm đa số do quỹ đất đầu tư của tỉnh còn rất lớn, nhất là những khu vực cách sân bay Long Thành trong bán kính 5-7 km.
Trong số này phải kể đến LDG với các dự án đã được triển khai gần 10 năm qua, như Khu Biệt thự Sinh thái Thác Giang Điền, Khu dân cư sinh thái dành cho chuyên gia Sakura, hay Khu dân cư thương mại dịch vụ The Viva... Các dự án này đều được đầu tư xây dựng theo mô hình khu dân cư sinh thái nhờ tận dụng được cảnh quan còn khá hoang sơ tại đây.
Theo thông tin chúng tôi được biết, LDG sẽ tiếp tục đầu tư phát triển quỹ đất lên tới150ha với các dự án Khu dân cư sinh thái như Premium Eco Village, Diamond Valley, EcoLife Village hay mở rộng Khu du lịch Suối Mơ giai đoạn 2 rộng 150ha. Song song đó, tại dự án The Viva, cũng trong năm 2017, trung tâm thương mại The ViVa Square cũng sẽ được chủ đầu tư phát triển, khởi công xây dựng.
Bên cạnh thị trường chiến lược hiện có, LDG sẽ tiếp tục phát triển quỹ đất xung quanh thị trường chiến lược hiện có, đồng thời phát triển thêm các thị trường mới ở những khu vực khác ngay hoặc lân cận TP. Biên Hòa, sân bay Long Thành, Bình Dương, Vũng Tàu... để đón đầu xu hướng phát triển lan tỏa từ trung tâm các thành phố lớn sang các khu vực vệ tinh.
Ngoài ra, trong năm 2016 nhiều chủ đầu tư như Kim Oanh với dự án RichLand City, EximRS phân phối dự án Khu đô thị Long Hưng của DonaCoop có diện tích hàng trăm ha đất... đang tiếp tục đầu tư mạnh vào Đồng Nai. Hay gần đây, Tập đoàn Thành Thành Công của gia đình ông Đặng Văn Thành đã mua 35% cổ phần của Tổng Công ty Tín Nghĩa - doanh nghiệp có quỹ đất lớn hàng đầu tại Đồng Nai.
Cạnh tranh không kém, khối ngoại như Tập đoàn Amata đang tiến hành hoàn tất hồ sơ quy hoạch để sớm triển khai 2 dự án bất động sản tại huyện Long Thành là dự án khu đô thị dịch vụ rộng 753 ha tại xã Tam An và dự án khu đô thị dịch vụ 122 ha tại xã An Phước và Tam An.
Dự án khu đô thị Waterfront với tổng vốn 750 triệu USD, quy mô gần 367ha tại xã Long Hưng (TP.Biên Hòa) cũng đang rục rịch triển khai. Nguồn vốn đầu tư là liên doanh giữa Singapore và Việt Nam. Dự án Hoa Sen Đại Phước ở cù lao Ông Cồn (xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch) được quy hoạch trên diện tích khoảng 200ha với tổng vốn đầu tư 400 triệu USD cũng đang được Tập đoàn VinaCapital và Công ty đầu tư phát triển xây dựng (DIC) tái khởi động...
Gần đây, nhiều dự án bất động sản tại TP.Biên Hòa, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Vĩnh Cửu (những xã giáp TP.Biên Hòa) đã sôi động trở lại. Giá các loại đất, nhà ở dự án tăng từ 10-20% tùy vào vị thế gần đường giao thông, cơ sở hạ tầng mới xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản tại Đồng Nai đều khẳng định, thị trường bất động sản trong tỉnh ở những khu vực sắp xây dựng đường, công trình giao thông lớn đất có tăng 10-20% là điều bình thường. Trước đây đường đi lại nhỏ hẹp, khó khăn, giờ có dự án làm đường, cầu và các công trình kết cấu hạ tầng khác thì đương nhiên giá sẽ tăng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế 2 năm nay đang khá dần lên, lãi suất vay ngân hàng khá ổn định và có chiều hướng giảm so với trước nên nhu cầu mua đất, nhà ở có tăng.
Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Đồng Nai, thị trường bất động sản khu vực Biên Hòa, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch và những khu vực ven TP.Biên Hòa từ nay đến năm 2017 tiếp tục tốt hơn.
Quốc Phi
Theo Trí thức trẻ
Xem thêm:

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Đất nền Tp.HCM sẽ là "điểm nóng" thị trường năm 2017

Năm 2017 thị trường BĐS phía Nam sẽ đón nhận nhiều dự án khu đô thị mới của nhiều đại gia địa ốc ở TP.HCM, Long An và Đồng Nai.


Nhìn chung, tâm lý người Việt Nam khi mua sắm nhà đất vẫn chuộng đất nền để tích lũy tài sản. Nên phân khúc đất nền vẫn duy trì được giao dịch tốt từ đầu năm 2016 đến nay. Nhu cầu vẫn tiếp tục tăng lên.
Theo ông Lê Tiến Vũ, Phó Tổng giám đốc công ty Địa ốc Cát Tường Đức Hoà, hiện nay, có 3 yếu tố thúc đẩy phân khúc đất nền tăng trưởng. Thứ nhất, đó là nhu cầu thực của khách hàng khi mua đất cất nhà an cư lâu dài. Thứ hai, các doanh nghiệp FDI đang đầu tư mạnh vào các KCN vùng ven, cần một lực lượng công nhân và chuyên gia lớn... điều này cũng phát sinh nhu cầu lớn về nhà ở. Thứ ba, tâm lý nhiều khách hàng muốn mua sở hữu đất nền, nhà phố hơn là chung cư.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM đánh giá, năm 2017 sẽ tiếp tục là năm “ăn nên làm ra” của phân khúc đất nền. Tuy nhiên, trong bối cảnh quỹ đất trung tâm khan hiếm, giá đất một số quận huyện trọng điểm phát triển đất nền ở TP.HCM như: quận 9, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè... đã tăng mạnh từ 20 -50% trong thời gian qua.
Do đó, nguồn cung phân khúc này sẽ phải dịch chuyển khu vực hoạt động, vượt ra khỏi ranh giới hành chính trong vùng đô thị TP.HCM để hướng về khu vực giáp ranh thành phố.
“Ở những khu vực đó, nhà đất có giá cả hợp lý, hạ tầng hoàn thiện, pháp lý rõ ràng, mang lại sự lựa chọn phù hợp hơn cho nhà đầu tư và người mua thực có nguồn vốn hạn chế”, ông Châu cho biết. Chẳng hạn Novaland phát triển 2 dự án khu đô thị ở phía Đông là Habor City rộng 60 ha với 1.300 căn biệt thự, Water Bay rộng hơn 30ha nằm trên đường Mai Chí Thọ (quận 2) sắp được tung ra thị trường.
Nhiều doanh nghiệp BĐS khác cũng đang lao vào phân khúc đất nền như Công ty Địa Ốc Kim Thịnh Phát tung ra khoảng 500 nền đất dự án Thịnh Phát Garden 1 và 2, Công ty GS E&C (Hàn Quốc) cũng sẽ triển khai 1 khu đô thị ở Phú Mỹ Hưng trong năm nay; Một số dự án khác của Kiến Á, Phú Long, Hưng Lộc Phát sắp được triển khai...
""Trong năm 2017 thị trường TP.HCM sẽ chứng kiến cuộc cạnh tranh khá gay gắt giữa các "ông lớn" như Khang Điền, Hưng Thịnh Land, Novaland và sắp tới là Him Lam Land với một dự án khu đô thị rộng hơn 150ha tại quận 9 và dự án đất nền Him Lam Đông Nam có 600 nền tại quận Thủ Đức. Song song đó, sau khi khá thành công với nhiều dự án đất nền tại Đồng Nai, công ty Kim Oanh sẽ tiếp tục lấn sân ở phân khúc này với một dự án đất nền có diện tích 93ha tại quận 9" Theo đánh giá của chuyên gia Phan Công Chánh.
Theo nhận định của ông Châu, từ năm 2020 - 2050, đồ án quy hoạch vùng TP.HCM sẽ bao gồm 8 tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang và TP. HCM là hạt nhân.
Với quy hoạch đó, những hạng mục hạ tầng giao thông quan trọng như các tuyến vành đai và đường xuyên tâm kết nối từ trung tâm thành phố tới các tuyến quốc lộ, cũng như những tuyến kết nối giữa các tỉnh, thành sẽ dần được hình thành.
Nếu xét theo quy luật hạ tầng phát triển đến đâu, BĐS đi theo đến đó, trong tương lai, nhà đất ở các tỉnh giáp ranh TP.HCM sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

ĐẤT NỀN LONG THÀNH TĂNG CHÓNG MẶT . LH NGAY 0902 907 948

Cùng với Sân bay Long Thành đang được đẩy nhanh tiến độ để giải phóng sức ép quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, giá đất Long Thành cũng đang cất cánh bay cao.

- Vị trí khu đất đầu tư tại Đồng Nai.

+ Khu đất cách ngã ba Vũng Tàu 5km, cách quốc lộ 51 2km..

+ Kết nối với đại lộ Biên Hòa - Sân bay Long Thành (cách con đường này 60 m).

+ Từ vị trí nền đất đến sân golf Long Thành chỉ 3km.
+ Sống ở đây bạn chỉ cần đi 2km là đến trung tâm hành chính tỉnh Đồng Nai mới.
+ Đi sân bay quốc tế Long Thành chỉ 12 phút.
+ Cách bến xe Miền Đông mới 4km (10 phút đi xe).

- Cách các khu công nghiệp lớn như: Biên Hòa, Long Bình, Amata chỉ 10 phút.
+ Chỉ mất 8 phút là có thể đi tới BigC.
+ Nhà mẫu giáo, trường học, công viên, TTTM gần kề.

- Dự án ngay sát khu dân cư hiện hữu – Đối diện chợ An Bình.
- Cơ sở hạ tầng: Điện nước, đường xá đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

+ Đất đã phân lô sẵn đã có sổ đỏ có thể xây dựng ngay.
Diện tích các lô: 5x20m, 8x20m, 10x20m, 15x20m.
Ngân hàng hỗ trợ cho vay 70% trong thời hạn 20 năm.

+ Sổ đỏ riêng từng nền có sẵn, bao sang tên.
+ Thanh toán dài hạn.
+ Điện nước âm.
+ Công trình giao thông hoàn chỉnh.

Mọi chi tiết về Bảng giá cụ thể từng lô.
Mặt bằng phân lô.
Phương thức thanh toán.
Hỗ trợ tư vấn vay. LH hotline 0902 907 948